Phân Ưu
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:
Linh Mục Giuse Trần Sơn Nam
- Linh Mục Chánh xứ Gx. Đức Mẹ Vô Nhiễm Hoa Lư, Giáo hạt Pleiku, 2005-11/2009.
- Linh Mục Chánh xứ Gx. Thăng Thiên, Giáo hạt Pleiku, 1994-2005.
- Học tập cải tạo tại Gia Trung và Xuân Lộc 1976-1988.
- Linh mục chánh xứ Gx. Hiếu Đạo, Giáo hạt Pleiku, 1975-1976.
- Linh mục phó Gx. Thăng Thiên, Giáo hạt Pleiku, 1971-1975.
Kiêm Hiệu trưởng Trường Trung Tiểu học Minh Đức, Giáo hạt Pleiku.
- Dạy học tại Chủng Viện Thừa sai, Kontum, 1968-1971.
- 29.06.1968 : Thụ phong linh mục, tại Nhà thờ Ba Chuông, TGP. Sài Gòn.
đã an nghỉ trong Chúa lúc 7 giờ 45 sáng,
ngày 18 tháng 11 năm 2009 (ngày 02 tháng 10 ÂL),
tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gialai.
Hưởng thọ 74 tuổi, với 41 năm Linh Mục.
Trước sự ra đi vĩnh viễn của người Cha chung khả kính,
cựu G/s và h/s Liên Trường Pleiku, GĐ Minh Đức
xin gửi lời thành kính phân ưu đến Tòa Giám Mục-Kontum,
Cộng Đòan dân Chúa và chia buồn cùng gia quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ qua lời cầu bầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse sớm đưa linh hồn Cha Giuse Trần Sơn Nam về hưỡng phước Thiên Đàng.
Cựu G/s và H/s Liên Trường Pleiku hải ngoại thành kính phân ưu.
XIN QUÍ VỊ HIỆP Ý CẦU NGUYỆN CHO CHA GIU-SE.
******************** o0o ********************
XIN CHIA SẼ THƯ PHÂN ƯU và PHÚNG VĂN:
1. Fr: B/S Bùi Căn, Cựu G/Đ Bệnh Viện Tòan Khoa Pleiku
Từ: Can Bui
Ngày: 02:13 Ngày 19 tháng 11 năm 2009
Chủ đề: RE: Fw: Kinh gui : Cao pho Cha Giuse Tran Son Nam
PHÂN ƯU
Chúng con Gia Đình Bùi Căn xin được gửi lời Thành Kính Phân Ưu tới TÒA GÍAM MỤC KONTUM nhân dịp
CHA GIUSE TRẦN SƠN NAM được CHÚA gọi về bên ĐỨC CHÚA TRỜI.
Chúng con luôn xin cầu nguyện cho CHA GIUSE NAM sớm được hưởng THIÊN NHÂN CHÚA.
Cũng xin chia xẽ niềm mất mất (missing) của hội đoàn dân chiên Hoa Lư Pleiku và gia đình.
BuiCăn-KhuêCác.
Các cựu học sinh Minh Đức:
Bùi KhuêĐại-Cao văn Thăng và con trai.
Bùi VănĐại-Chính Nguyễn và con gái.
2. From: Cô Vũ Thị Bích, Cựu G/s Minh Đức/TH Pleiku:
Sent: Wednesday, November 18, 2009 9:43 AM
Cha ơi,
Thế là Cha đã ra đi!. Con luôn nghĩ về Cha, một người qúa giãn-đơn, qúa chân thật, lặng-lẽ, khiêm-tốn, thanh-bạch. Dù Cha không khéo nói, không biểu-lộ tình cảm với mọi người, trừ nụ cười thật chân-phương, nhưng Cha vẫn truyền-đạt được tính thánh-thiện của một vị Linh mục, đến với mọi người.
Cha đã đi rồi! Cha không nghe lời con đã dặn Cha: Nếu Cha không ăn được nhiều, thì Cha ăn nhiều lần, mổi lần một tí. Cha hay mặc áo ấm, hay đi bộ quanh sân nhà thờ, đễ hít thở không khí trong lành, đễ cơ-bắp được vận động, cho máu huyết lưu-thông. Nhưng có lẽ con nói qua trễ, Cha không còn sức-lực, đễ tập thể-dục nửa. Con thấy trên bàn của Cha, chỉ tòan là sách. Cha cứ ngồi đọc, Cha không vận-động nhiều, vì thế, sức khoẽ cứ suy-yếu dần! Cha ăn ít nửa, dù mấy cô đến giúp, đã nấu ăn rất chu-đáo, đầy-đũ chất bổ-dưỡng, mặc dù thức ăn không nhiều, nhưng rỏ-ràng là người nấu đã rất quan-tâm đến sức-khoẽ của Cha. Con vẩn thầm cám ơn chị em các cô ấy, thật là những người có tâm lành và đức hạnh.
Cha ơi, thế là Cha đã ra đi! Từ nay, còn ai sẽ gíup con, đễ Cha con mình cùng giúp-đỡ những người bất-hạnh, trong các buôn làng hẻo-lánh? Nụ cười của Cha khi đến với họ, thật ấm áp. Cha không cầu-kỳ, không lễ-nghi, Cha đến với họ, như người Cha đến thăm con.
Cha ơi, Cha đã ra đi, rối ai sẽ ngồi trên chiếc xe rách-nát của Cha? Anh Cường rồi sẽ nhớ Cha, ĐDB rồi sẽ nhớ Cha. Nhưng khi lái xe trên đường SG-PK chắc anh Cường sẽ bùi ngùi, vì bên cạnh không còn "Cha Gìa", gật gù vì qúa mệt-mõi? ĐĐB sẽ bơ-vơ, vì không còn sớm-tối, chạy lên Cha tâm-sự. Còn con, hè về, sẽ cảm thấy mất-mát nhiều, vì không còn có Cha, đễ cùng Cha làm chuyện này, chuyện nọ.
Cha ơi, Cha cả đời phụng-vụ Chúa, Cha đã bỏ bao sức-lực, xây dựng lại nhà thờ Thăng-Thiên, Hoa Lư, xây-dựng xứ đạo An Mỹ, và Cha cũng đã dẩn con, đến mảnh đất mà Cha sẽ xây dựng nhà nguyện Trà Đa cho dân-chúng địa phương. Hôm ấy, mấy người phụ giúp đang làm mốc, dòng điện đã được một cựu học sinh Minh Đức gíup chuyễn về. Con nhìn thấy Cha hài-lòng, nhìn quanh khu đất ấy. bây giờ, Cha lại ra đi, sao Cha không ở lại thêm, để hòan-thành tâm-nguyện?
Cha ơi, Cha để lại cái xe xấu-xí và lõng-lẽo; với cái cửa, lúc thích thì mở, lúc không thích thì đóng, phải đấm mấy cái mới chịu mở? Khi chạy thì lại ngân-nga tiếng hát! Cha để nó cho ai hở Cha?
Cha ơi, dù con biết rằng, Cha đã quyết-định đem đời mình để phục vụ Chúa, Cha không quãn-ngại, nơi đâu, cũng chỉ là phục vụ mà thôi. Nhưng con vẩn thương Cha, Cha như "con tầm", chỉ biết "nhả tơ"! Nhưng dù sao, chung quanh cha, là những tình-cảm chân-thật, thân-thiết, con biết Cha vẩn vui lòng với cuộc sống mà Chúa đã ban cho.
Cha ơi, Cha đã đi rồi! Cha ơi, nếu qủa thật có Nước Trời, nếu qủa thật có Chúa, con cầu mong, Chúa sẽ đón Cha về bên Chúa, ở Nước Trời; để từ nay, Cha được sống thanh-thản, không còn lo-âu với khốn-khổ của giáo-dân, không còn phải đương-đầu với bao phiền lụy, không còn bị hành-hạ vì cơn bệnh hành-hạ. Cha hãy lên đường vui-vẽ. nếu có thễ trở về, Cha hãy về với chúng con, khi chúng con gặp hoạn nạn, trên cỏi đời lắm khổ đau này!
Cha ơi, Cha đi vui vẽ nhé!
Kính,
Con : Vũ Thị Bích
3. From: LAM HONG [mailto:lamhongpx@yahoo.ca]
Sent: Wednesday, November 18, 2009 11:32 AM
....
Tin tưỡng tạ ơn, tôn vinh Chúa ân thưỡng cho Cha Giu-se, sau cuộc đời tế hiền và phục vụ đến tận hơi thở cuối cùng. Xin cha Giuse cùng cầu cho Giáo Phận Kontum cũng như mọi thành phần trong thế giới hôm nay được nhận Tin Họ Mừng Cứu Độ của Chúa.
Kính mến,
Nữ Tu Lâm Hồng, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm,Huế.
4. From:Thầy Mai Văn Doanh / TH MĐ
From: doanh mai [mailto:doanhlan@msn.com]
Sent: Friday, November 20, 2009 9:42 AM
CHA NAM VỚI TÔI
Khi cha Nam về làm hiệu trưởng trường Minh Đức thì tôi đã dạy ở đấy được hai niên khóa rồi. Tôi là sĩ quan làm việc tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Pleiku, được vị tiền nhiệm của cha xin với Tiểu Khu Trưởng cho tôi ra Minh Đức dạy ít giờ và được chấp thuận bằng miệng.
Tính tôi thẳng, ăn nói lại không khéo léo nên suốt bốn năm cha làm hiệu trưởng, từ 1971 dến 1975, tôi không có nhiều kỷ niệm như mấy vị khác hay gặp và còn đi xi-nê với cha nữa. Thực tình mà nói thì tôi cũng buồn khi cha quyết định giải thể ban C sau niên khóa 1971-72, nghĩa là chỉ một năm sau khi cha về làm hiệu trưởng. Thời đó, Minh Đức là trường duy nhất ở Pleiku có ban C do vị tiền nhiệm của cha mở. Học sinh ban C năng động hơn học sinh các ban khác: trưởng trường là một học sinh ban C. Nhưng học sinh ban C cũng ngổ ngáo hơn học sinh các ban khác: dám đóng cửa lớp không cho một giáo sư vào dạy vì xin hiệu trưởng đổi giáo sư khác không được. Dù sao tôi cũng phải cám ơn cha, vì nhờ cha mà tôi mới được tiếp tục dạy ở Minh Đức cho đến năm 1975. Xin kể chi tiết để thấy cái xã hội cũ nó như thế nào: Một hôm, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu lững thững xuống Khối Chiến Tranh Chính Trị là chỗ tôi làm việc với chức vụ Trưởng Phòng Chính Huấn. Tôi đứng dậy chào ông. Ông ngồi ngay vào cái ghế của tôi rồi bắt đầu hạch hỏi. Ông hỏi có phải tôi đi dạy học ở Minh Đức không? Tôi thưa phải. Ông hỏi tôi đi dạy từ bao giờ? Tôi thưa từ 1969. Ông hỏi tôi dạy nhiều hay ít, bao nhiêu giờ, mỗi giờ được bao nhiêu tiền? Tôi thưa 10 hay 12 giờ mỗi tuần (tôi quên rồi), mỗi giờ được 500 đồng. Ông hỏi tôi sao bỏ nhiệm sở đi dạy học? Tôi thưa Tiểu Khu Trưởng đã cho phép. Ông hỏi tôi giấy tờ đâu? Tôi thưa không có, vì là phép miệng. Tôi không thể nói nếu ông không tin, xin hỏi Tiểu Khu Trưởng, vì chức đó đã thay đổi người khác. Ông bảo tôi từ nay không được đi dạy học nữa. Tôi thưa vâng. Chắc ý ông muốn tôi đến nhà ông xin xỏ, biếu xén? Ngay hôm đó, tôi đến gặp cha Nam, kể lại và xin thôi dạy học. Sau này tôi được nghe kể sự việc tiếp diễn như sau: Cha Nam đến gặp cha Hậu là Tuyên Úy Tiểu Khu Pleiku kể sự việc và xin cha Hậu can thiệp với Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu để tôi được tiếp tục đi dạy. Thay vì nói với Tham Mưu Trưởng một tiếng cho tôi, thì cha Hậu lại kể với cha Ánh là Tuyên Úy Quân Đoàn II. Thế rồi, trong một bữa tiệc ở Đức An do cha Hậu khoản đãi, có cả cha Ánh và Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu, trước mặt mọi người trong bàn tiệc, cha Ánh đã thẳng thừng: Anh ngồi chơi thu tiền nọ…tiền kia…Người ta bỏ công đi dạy học anh gây khó! Kết cục là tôi được Tham Mưu Trưởng “nói lại”, cho đi dạy học, lại còn tử tế cho đi dạy học tất cả các buổi chiều, tính ra cũng phải 20 giờ/tuần - nhiều hơn trước đây. Tôi không bao giờ cùng đi coi phim chưởng với cha nhưng tôi nhớ có một lần, thấy ông bán phở rong, tôi gọi vào sân nhà thờ, mua xương hầm nước phở bưng vào phòng cha Nam, hai bố con ngồi gậm xương, cha thích lắm, cười hì hì. Cha ít nói nhưng khi nào thích chí thì cười hì hì hì hì. Năm 1974, bà bác sĩ Căn có đưa cho tôi một chiếc hộp sơn mài xinh xắn làm phần thưởng cho học sinh nào đức hạnh nhất. Tôi đem về đưa cho cha Nam, với đề nghị tên một em. Cha Nam, do ảnh hưởng của mấy thày gần gũi cha, đã trao phần thưởng cho một em khác. Sau này khi đã sang Mỹ định cư, ngồi ôn chuyện xưa với học trò cũ, tôi được biết nhiều nữ sinh đã xầm xì về sự chọn lựa này. Năm 1975, cha Nam có bàn với tôi dự kiến thành lập một ký túc xá dành cho học sinh Minh Đức vào Saigon theo đại học. Tiếc là biến cố 1975 ập tới đã giải phóng luôn dự kiến đó.
Nhưng kỷ niệm đáng nói nhất của tôi với cha Nam xảy ra trong tù cải tạo: cha làm lễ, tôi giúp lễ. Tôi đi tù cải tạo với tội danh “trưởng phòng Chính Huấn Khối Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu Pleiku”. Cha đi tù cải tạo vì có người tố cáo hồi là chủng sinh đại chủng viện, cha đã bị động viên đi quân dịch, đã đeo lon sĩ quan chế độ cũ. Tôi dốt, học hơn 10 năm rưỡi mới ra trường. Cha còn dốt hơn tôi, học tới 12 năm lận. Mấy năm cuối cùng, tôi học ở Gia Trung cùng với cha. Nội quy nhà trường cải tạo không cho phép tụ tập hát hỏng, tụng kinh hay lễ lạy. Thỉnh thoảng, thường là vào ngày chủ nhật, cha và tôi bên nhau đủng đỉnh đi dạo ngoài sân, từ đầu sân đến cuối sân, rồi lại từ cuối sân trở lên đầu sân, cứ như thế nhiều lần, vừa đi vừa nói chuyện. Thực ra không phải là nói chuyện, mà là cha làm lễ, tôi giúp lễ đấy, bổn đạo dự lễ là mấy anh em rải rắc trong sân, có anh ngồi cùng mấy bạn với cái điếu cày trước mặt, lại có anh vờ vĩnh chăm sóc mấy cây hoa, nhổ cỏ, tóm lại là mỗi bổn đạo tùy nghi với óc sáng tạo mà sốt sắng dự lễ.
Tôi được thả về trước cha. Về Saigon, bị trục xuất khỏi Saigon, lên Pleiku, lấy vợ và nhập hộ khẩu ở Pleiku, tôi nấu xia-rô thồ ra chợ bán, vợ tôi thồ gạo từ Phú Thọ về sàng sẩy cho sạch bán lại cho hàng xóm kiếm sống một thời gian cha mới được thả về và nhập hộ khẩu Tòa Giám Mục Kontum. Nghe tin tôi đã lấy Lân, cha từ Kontum xuống Pleiku, đến chúc mừng chúng tôi. Tôi cám ơn cha, nhưng không mời cha được một bữa cơm. Gặp thời thế, thế thời phải thế: Ở tù với nhau, thương nhau thời giữ cho nhau, được thả về xã hội với bối cảnh lúc đó, thương nhau thời vẫn còn phải giữ cho nhau chứ không được dễ thở như sau này “đổi mới”.
Lúc tôi rời Pleiku đưa vợ con sang Mỹ định cư (1993) thì cha vẫn còn ở tòa Giám Mục Kontum. Mãi sau này, nhờ chính sách “đổi mới” dễ dàng hơn, cha được chính quyền địa phương chấp thuận cho về làm quản xứ giáo xứ Thăng Thiên là nơi cha phục vụ trước biến cố 1975. Nhà thờ Thăng Thiên, một “kỳ quan” của thành phố Pleiku bây giờ, là một công trình xây dựng nhờ cha kiên trì phấn đấu, lao lực lao tâm rất nhiều mới có. Xây xong cho giáo dân Thăng Thiên ngôi nhà thờ đồ sộ, cha không được ở lại với họ lâu. Tuổi già sức yếu, lại mắc bệnh tiểu đường, cha được điều động về Hoa Lư là một xứ nhỏ. Thế là cha lại lo cho giáo dân Hoa Lư có một ngôi thánh đường xứng đáng. Cha cũng đã khởi công xây cho một họ lẻ là Trà Đa một nguyện đường. Nay cha đã lên đường về nhà Cha lúc 7:45 sáng nay, bỏ dở ngôi thánh đường thứ ba cha đang thực hiện. Mới tháng trưóc, meo cho cha, tôi gọi cha là bâtisseur d’églises.
Cha ơi, Di sản cha để lại mà trông thấy được là hai ngôi thánh đường rưỡi. Nhưng có nhiều cái không trông thấy được, ví dụ như sự quan tâm giáo dục cho học sinh Minh Đức được phát trỉển toàn diện con người cả về đức dục, trí dục và tâm linh. Và điều đáng nói nữa là cha là một mục tử của Chúa gắn bó với đàn chiên Chúa giao cho cha: Biến cố 1975 ập tới, ngày 16 tháng 3 thiên hạ bỏ chạy trên tỉnh lộ 7, nhưng cha không đào tẩu mà quyết chí ở lại với giáo dân. Rồi 12 năm tù cải tạo về, cha có thể rời Việt Nam theo diện H O như con, nhưng cha không ra đi mà ở lại với giáo phận Kontum. Nay cha đã lên đường về Quê Trời, con vụng về vội vàng viết đôi dòng tưởng nhớ tới cha. Cha ở trên cao, thấy rõ mọi sự, biết rõ từng người, xin cha cầu bầu cùng Chúa cho chúng con.
I will be missing you!
Mai Văn Doanh
Sugar Land, 18/11/2009