CHUYỆN KỂ CỦA TÂM SÂM


  Trần Thị Tâm Sâm                     

Kể cho Xuân, 40 năm tình bạn!                     



      Chiều 16.12.2007, khoảng 14giờ có 2 người khách đến tiệm may của Tâm Sâm. Tâm Sâm vẫn tưởng là khách đến may áo dài, vì tiệm may của TS lúc nào cũng đông khách. Khi hai người khách đến tiệm, S cũng đang đo áo dài cho khách đến trước, nên TS mời hai chị đó ngồi đợi đến lượt đo sau, khi đo xong cho những người khách đến trước, tất nhiên là đến lượt hai chị. TS ra mời hai chị vào để đo, nhưng hóa ra hai chị không đến để may áo dài, mà đến để hỏi thăm, tìm một người bạn của bạn tên là Lê Thị Sâm, nhưng TS lại là Trần Thị TS, vì thế nên hai chị tỏ vẻ rất thất vọng, nhưng chị Nhung cố hỏi kỹ lại, nói rằng Lê Thị Sâm có em gái tên là Lê Thị Nhung, trước 75 vào khoãng 69 có quen một người bạn người Huế tên Xuân, cùng học may ở tiệm may Yến Loan ở cầu Hội Phú, câu này làm cho TS càng chú ý hơn câu chuyện của hai chị kể, càng chú ý hơn nữa khi chị tên Nhung nói đến sợi dây chuyền và căn bệnh của bạn Xuân.
     Nhờ sợi dây chuyền và căn bệnh của bạn Xuân mà chúng tôi TS và Xuân đã nhận ra nhau.
     - TS nói với chị tên Nhung, người bạn đó của Xuân chính là em đây chị Nhung ạ.
     - Nhưng em họ Trần chứ không phải họ Lê, chắc lâu quá rồi nên bạn ấy quên họ của em.
     Đã 38 năm cách biệt rồi còn gì ? Giờ tìm lại được nhau thật cảm động, nhờ công của những người bạn tốt bụng của anh Sơn chồng Xuân, đã nhiệt tình tìm giúp, xin cám ơn hai chị rất nhiều. Xin cám ơn.
     Chị tên Nhung nói trong cảm động :
     - Để chị gọi điện thoại cho nó, em cầm máy nói chuyện xem nó có nhận ra em không ?
     TS cầm máy của chị tên Nhung
     - TS alô.
     - Xuân hỏi ai vậy ?
     TS hỏi: không nhận ra ai sao ?
     - Xuân lại hỏi một lần nữa ai vậy ?
     - TS nói vẫn không nhận ra sao
     - Xuân hét lên trong điện thoại. Có phải là TS đó không ?
     - TS nói trong sự xúc động. Chính là TS đây.

     Sau đó khoảng hơn một tuần. Chiều 23.12.2007 trời lạnh cắt da thịt, lúc này TS cũng đang đo áo dài cho khách, thì Xuân và chị tên Nhung xuất hiện trước cửa nhà TS, trong sự mừng vui ngỡ ngàng TS cứ tưởng là trong mơ vậy.
     Xuân khăn gói quả mướp ra phố núi chỉ trong vòng 24 giờ để nhìn cho tận mặt người bạn xa cách đã lâu xem có đúng là TS thật không ( vẫn cứ sợ bị nhầm phải không, Xuân ). Xuân vội vã trở về nhà của mình tại Sài Gòn. Xuân và TS vẫn thường xuyên gọi điện qua lại gặp nhau chuyện trò. Tết năm đó 2008 vợ chồng TS cũng khăn gói vào SG thăm bạn, gặp nhau thật vui và thật xúc động.

      Câu chuyện của chúng tôi TS và Xuân. Pleiku, những năm cuối thập kỷ 70. Chủ tiệm may Yến Loan – một tiệm may áo dài nổi tiêng ở cầu Hội Phú, vài tháng trở lại đây liên tiếp nhận hai cô học trò ở độ tuổi trăng tròn. Cả hai đều là nữ sinh : Xuân học trường Bồ Đề, người Huế, dáng mảnh mai, da trắng, mắt sáng, thăm thẳm như dấu kín bao niềm vui nỗi buồn; TS học sinh trường Minh Đức một gái quê gốc Bắc, có vẻ đẹp khỏe khoắn, gương mặt ưa nhìn với đôi mắt mí lót to, có cái nhìn như soi thấu tâm hồn người đối diện. Xuân xin vào học may áo dài trước TS vài tháng. Với sự khéo léo chăm chỉ vốn có của một cô gái Huế, Xuân nhanh chóng trở thành cô học trò giỏi nhất của cô Nhâm chủ tiệm may, vào học sau nhưng TS cũng không kém, cô đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai của tiệm may.
     Một buổi học chữ còn lại một buổi đi học may hai cô không có nhiều thời gian tâm sự với nhau, nhưng thỉnh thoảng buồn buồn Xuân lại hẹn TS đi dạo phố dưới mưa phùn trông như hai con khùng, nhưng đó cùng thời điểm mơ mộng và khó quên nhất của hai chúng tôi.
     Thời ấy đi dạo phố mọi người thường hay mặc áo dài nên cảnh phố phương trông rất thơ mộng, rất đẹp và duyên dáng dễ thương. Dạo phố xong chúng tôi vào quán chè Kim Liên ngay chợ mới góc Tăng Bạt Hổ - Nguyễn Thiện Thuật cũ ăn chè và nghe nhạc, xong chúng tôi ai về nhà nấy, nói thật mỗi lần chúng tôi hẹn nhau đi chơi như vậy đều dấu gia đình vì thời đó các cha mẹ chúng tôi còn phong kiến lắm, nếu mà nhà biết được chúng tôi trốn đi chơi thì chết.
     Trong thời gian học may, có một vài lần Xuân bị bệnh, căn bệnh khó nói này cứ mỗi khi nóng nhiệt trong người là Xuân lại bị tái phát, học trò trong tiệm ai cũng ái ngại cho Xuân và rất thương Xuân. Rồi thừoi gian học may cũng trôi qua, Xuân ra nghề trước TS khoảng 6 tháng, học xong nhưng Xuân không làm nghề mà làm ở Sở Nông Lâm Ngư nghiệp. Còn TS học hết thời hạn xong ba của TS bảo TS ở lại làm trả nghĩa cho thầy 2 tháng không lương, chắc mọi người thắc mắc vì sao TS không nói đến mẹ. Mẹ của TS đã qua đời từ lúc TS 3- 4 tuổi gì đó nên ba của TS ở vậy gà trống nuôi con cho đến bây giờ. Rồi thời con gái cũng qua đi TS lập gia đình trước Xuân một hai năm gì đó, đang thời kỳ thai nghén đứa con đầu lòng. Một buổi sáng hôm đó Xuân đến nhà chồng TS tìm TS ( vì TS vẫn đang làm dâu ) vpới nét mặt buồn bã mệt mỏi. Gặn hỏi mãi, Xuân mới ngại ngùng nới :
     - Bệnh cũ tao lại tái phát rồi, xem ra càng ngày càng nặng hơn. Tao sợ không chữa khỏi, buồn lắm TS ơi. Hiên giờ tao đang nằm bệnh viện QĐ II. Mày biết không bệnh viện thì xa, nhà lại neo người, ốm đau nằm một minh thui thủi, tủi thân lắm. Hiện giờ tao rất sợ hãi, không biết bệnh có khỏi khống ? Vì thế tao tìm gặp mày.
     - TS an ủi Xuân chắc không sao đâu, rồi bệnh sẽ khỏi thôi mà.
     - Xuân nói đã điều trị cũng khá lâu mà không thấy đỡ tí nào cả, chắc tao phải đi Sài Gòn, mày cho tao mượn một ít tiền.
     - TS nói tao không có tiền riêng, làm sao bây giờ.
     - Xuân nói hay là mày mượn tạm ai dùm tao.
     - TS biết mượn ai bây giờ... Người ta cho mượn phải nhièn mặt chứ. Hay là tao có sợ dây chuyền, mày cầm lấy mà đi chữa bệnh.
     - Xuân nói tao mượn tiền, không dám mượn vàng đâu.
     - TS nói vậy mày đi với tao.
     Trong khi Xuân đang ngần ngại, do dự thì TS đã kéo bạn đến một tiệm vàng. Cô bán sợi dây chuyền rồi đưa hết tiền cho bạn.
     - TS nói đây mày cầm lấy – Chừng nào mày đi ?
     - Xuân nói tao mua vé máy bay rồi, nhưng không cho gia đình biết, vì sợ nhà không cho đi, rồi TS cũng đưa bạn xuống Air Việt Nam. Đợi xe đến đón đưa ra sân bay lâu quá, nên TS không đợi được phải về trước.
     - Nói vậy Xuân ở lại chờ xe đến đón ra sân bay nhé, chúc bạn chữa bệnh mau bình phục trở về nhé.
     - TS đón xe lam trở về nhà mà nỗi buồn thay cho bạn ngập tràn trong lòng, tội nó quá là con gái xinh đẹp như thế mà lại bị một căn bệnh vô cùng khó nói : Tiểu tiện không chủ động. Ở tuổi mới lớn, đầy mơ mộng, đây quả thật là một điều kinh khủng; bị ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, không dám tâm sự, không dám đến chỗ đông người... thương nó quá ! Cầu trời cho nó gặp thầy gặp thuốc.
     Nhưng TS đâu ngờ rằng sau khi TS đón xe lam đi từng chặng trở về nhà thì ở nhà ba mẹ của Xuân đã phát hiện liền đón xe lam lên Air VN đưa Xuân về cũng bằng xe lam, vì phương tiện giao thông ngày đó chủ yếu là xe lam, những chiếc xe lam cũ kỹ chạy dọc chạy ngang trên các tuyến đường từng chặn một, không sang trọng như taxi bây giờ.
     - Trở về nhà chồng TS cứ ngỡ là Xuân đã đi SG chữa bệnh được rồi và cũng luôn cầu nguyện cho bạn mình. Rồi sau một hay hai năm gì đó Xuân cũng lập gia đình, Xuân lấy chồng và làm dâu trong một gia đình người Huế nổi tiếng là gia giáo. Chúng tôi mỗi người có một cuộc sống riêng nên cũng ít gặp nhau, chính thức chúng tôi mất liên lạc với nhau từ khi giải phóng 1975. TS vẫn tưởng Xuân đa đi ra nước ngoài rồi hoặc đến một tỉnh nào đó ở trong nước.
     - Quả đúng như vậy, sau giải phóng 1975 Xuân theo chồng về SG, hai đứa con trai lần lượt ra đời, đứa con trai đầu theo người cô ruột ra nước ngoài từ lúc 13 tuổi, thgời gian đầu – một thời gian dài – không liên lạc được với con, bao nước mắt của Xuân đã lặng thầm rơi. Xuân cứ ray rứt và đau khổ với những ý nghĩ đen tối vì sự bặt tin đó. Những năm gần đây, khi biết đứa con trai đầu đã định cư bên Mỹ, đã học hành thành đạt, công ăn việc làm ổn định và cũng sắp lấy vợ nữa, nên vợ chồng Xuân mừng lắm. Đứa con thứ hai cũng đã có vợ và hai con một trai một gái; giờ đây Xuân chỉ còn một điều nữa là tìm lại người bạn thân thời tuổi trăng tròn, đã có với nhau những kỷ niệm sâu sắc về nhau, cho thỏa lòng, trước khi Xuân đi định cư ở bên Mỹ cùng chồng và người thân.
     Giờ đây Xuân và TS đã lên chức bà nội bà ngoại rồi, già hết rồi còn gì. Chúng tôi thường kể cho các con các cháu chúng tôi nghe về chuyện của chúng tôi, chúng rất cảm động. Chúng nói cứ như chuyện cổ tích vậy. Thời nay tìm đâu ra chuyện tình cảm như vậy chứ.
     Cho đến bậy giờ bạn Xuân của tôi vẫn còn bị căn bệnh quái ác đó đeo đuổi mỗi khi nhiệt trong người. Tháng 5 ngày 25 năm 2008 vợ chông Xuân – Sơn đi định cư ở nước Mỹ, chúng tôi lại xa nhau lần thư hai hơn nửa vòng trái đất, nhưng chung tôi cũng có cơ hội gặp nhau qua điện thoại. Dù ở phương trời xa TS vẫn luôn cầu nguyện cho vợ chồng và cả nhà Xuân được an lành nơi xứ lạ quê người.

     Chuyện của chúng tôi TS và Xuân là như vậy đó.


      Trần Thị Tâm Sâm
      Tháng Năm, 2010