MỘT TIẾT HỌC KHÔNG QUÊN


  Tùng Sinh        



Lời tựa: Thân tặng anh Giao và các bạn lớp Dệ Thất 2 65-66/ TH Pleiku. TS


Cảm ơn bài viết của bạn Lê Hoàng Thuỵ Vũ đã gợi nhớ rất nhiều về những kỷ niệm của tuổi học trò tưởng đã bị vùi lấp bởi lớp bụi thời gian . Một trong những kỷ niệm về trường cũ bạn xưa là những giờ học sống động để lại ấn tượng không thể nào quên . Giờ học Pháp văn của thầy Nguyễn Quảng Cư ở lớp

10A2 là một trong những tiết học ấy .

Dưới mắt học sinh chúng tôi , đặc biệt là nữ sinh , thầy Cư là một trong những người thầy có dáng dấp thật phong độ và mẫu mực. Những giờ học Pháp văn của thầy rất hấp dẫn đối với tôi dù tôi không phải là người giỏi bộ môn này . Cấu trúc sách giáo khoa Pháp văn thời ấy xoay quanh câu chuyện về một gia đình kiểu mẫu ,có tính chất lý tưởng, người chồng làm ký giả tên là Vincent , có hai đứa con một trai một gái . Sau khi học xong bài gia đình Vincent đi chơi núi Pyrene, thầy Cư đã cho cả lớp dịch sang tiếng Việt một đoạn trong bài học đó. Đoạn phải dịch có chi tiết tả cảnh vùng núi này. Lâu quá tôi không nhớ từ vựng tiếng Pháp, chỉ nhớ có một từ mà dịch sang tiếng Việt có nghĩa là " vắt ngang qua " . Thế là cả lớp đều dịch " những đám mây vắt ngang qua đỉnh núi

Pyrene, chỉ trừ một học sinh lại dịch khác " những đam mây vuốt ve đỉnh núi …" Thầy Cư đã cho bài dịch đó điểm tối đa kèm theo lời tuyên dương trước lớp " dịch như vậy mới thoát ý, mới hiểu văn chương Pháp còn dịch sát theo nghĩa đen trong trường hợp này thì như dùi đục chấm nước cáy , còn đâu vẻ đẹp của văn chương …. "

Thật vậy từ "vuốt ve " vừa gợi tả hoạt động của đám mây vừa gợi cảm biết chừng nào . Nếu không có một tâm hồn nhạy cảm tinh tế , giàu tình yêu đối với cuộc sống và tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật thì không thể nghĩ ra được từ ngữ ấy . Đây chính là sức mạnh đầy ma lực của ngôn từ mà anh Giao đã nghĩ ra được .

Sau sự việc đó, tôi thường đắn đo suy nghĩ chọn lựa từ ngữ khi dịch sang tiêng Việt chẳng khác gì giai thoại " Thôi – Xao " của văn học Trung Quốc vậy !!!

Tuy nhiên dịch như thế nào đôi khi còn tuỳ thuộc vào quan niệm ,vào gu thẩm mỹ của từng thầy cô, bởi vì có người muốn học sinh dịch sát nghĩa để nắm chắc nghĩa của từ vựng . Thế nhưng tôi vẫn rất ấn tượng về cách dạy và học Pháp văn của thây Cư .

Lại nói về việc học như bạn Thuỵ Vũ đã nói ở bài viết 'Lớp đệ th ất 2.. " không bao giờ thừa vì sau này nhờ vốn tiêng Pháp được lưu trong trí nhớ này đã giúp ích tôi rất nhiều khi giảng dạy môn Ngữ văn nhất là phân môn tiếng Việt khi cần liên hệ cho học sinh hiểu thêm .

Nói tới đây tôi xin mở dấu ngoặc về anh Giao - người đã suy nghĩ sáng tạo trong bản dịch nói trên - mà tôi tạm cho là đã đem lại cái hồn cho bản dịch . Anh là người dân tộc Gia Rai, lớp tôi đều gọi là anh vì anh cao lớn nhất lớp , hình như nhiều tuổi hơn chúng tôi, tính cách điềm tĩnh, ít nói chứ không lau nhau như bọn tôi hồi ấy . Ngoài năng khiếu học ngoai ngữ ra anh còn biết vẽ , đàn guitar rất hay, biết đàn cả nhac cổ điển phương Tây phương nữa. Anh là " một hiện tượng " ở lớp tôi . Không biết bây giờ anh Giao đang sống ở đâu. Nếu đọc được những dòng chữ này xin anh hãy lên tiếng anh Giao nhé !

Pleiku, tháng 11 năm 2008
Tùng Sinh